ĐIỂM MỚI VỀ THUẾ GTGT CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2014

Về phạm vi, đối tượng không chịu thuế:

– Quy định rõ “Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).” – Đưa thêm thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

– Quy định rõ 1 số loại bảo hiểm không chịu thuế: BH tai nạn con người, BH y tế và chăm sóc sức khỏe, BH nông nghiệp các loại, BH tàu thuyền, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản..

– Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng. Bán nợ, Chuyển nhượng vốn, Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

– Quy định cụ thể các dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán ( Nghị định đưa lên quy định trong Luật)

– Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư chuyển sang diện chịu thuế GTGT 10%.

– Bổ sung thêm: Hoạt động cho thuê lại máy móc, thiết bị, phụ tùng, …loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu.

– Quy định rõ “ Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác”

– Hộ cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ: Không chịu thuế GTGT nếu doanh thu hành năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

2. Giá tính thuế:

– Quy định cụ thể giá tính thuế đối với hành hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế BVMT

– Quy định cụ thể giá tính thuế đối với hành hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế BVMT đồng thời chịu thuế TTĐB

– Bỏ phần quy định về giá tính thuế đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại ( vì đã thuộc diện không chịu thuế GTGT.

3. Sửa đổi về thuế suất:

– Giữ nguyên 3 mức thuế suất 0%, 5%, 10%

– Quy định rõ hàng hóa dịch vụ thuộc diện 0% và loại không được áp dụng thuế suất 0%.

– Thuế suất áp dụng 5% đối với nhà ở xã hội từ 1/07/2013.

– Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư chuyển sang diện chịu thuế GTGT 10%.

4. Phương pháp khấu trừ thuế: – Quy định ngưỡng đăng ký nộp thuế theo PP khấu trừ.

– Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;

Hoặc DN có mức doanh thu dưới 1 tỷ thì phải tự nguyện đăng ký.

5. Phương pháp tính trực tiếp GTGT:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế); Cá nhân, hộ kinh doanh, chuyển sang nộp thuế theo cách trực tiếp: Thuế phải nộp bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu:

* Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

6. Quy định về khấu trừ thuế GTGT:

– Chuyển từ Nghị định lên Luật: Quy định về khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bị tổn thất, không được bồi thường.

– Sửa về quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT: Thuế GTGT này phải được phân bổ theo tỷ lệ ( không được khấu trừ toàn bộ như trước đây).

– Bổ sung: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ”

– Bỏ quy định giới hạn không quá 6 tháng đối với kê khai thuế GTGT đầu vào: DN được kê khai bổ sung miễn là trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế.

7. Quy định về hoàn thuế GTGT:

– Mức thuế tối thiểu được xét hoàn đối với đầu tư và xuất khẩu là 300 triệu động ( mức cũ là 200 triệu đồng)

– Thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 03 tháng liên tục chuyển lên là 12 tháng liên tục.

– Quy định về hoàn thuế cho khách du lịch ( chuyển từ Quyết định của TTCP lên Luật)

– Quy định hoàn thuế đối với dự án ODA ( chuyển từ Nghị định lên Luật)

Trả lời